Y học cổ truyền quan niệm rằng tất cả các bệnh có đau nhức ở khớp xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng ở tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng tý hay bệnh tý. Tý nghĩa là tắc nghẽn không thông.
Chứng này nguyên nhân có thể là do sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể không đầy đủ, tạo điều kiện cho Phong - Hàn - Thấp cùng phối hợp tác động xâm phạm đến kinh lạc.
Khi sự vận hành của khí huyết bên trong cơ thể bị tắc nghẽn, sẽ gây ra sưng đau, hoặc không sưng mà chỉ đau tê mỏi nặng ở một khu vực khớp xương hoặc toàn thân.
Một nguyên nhân khác là do chính khí hư suy vì mắc bệnh lâu ngày, hay do người già các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được gân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên đau.
Quan niệm về điều trị
Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây đau xương khớp là do các yếu tố phong hàn, thấp nhiệt xâm nhập vào cơ thể gây tắc trở kinh lạc tạo ra đau nhức. Vì vậy để điều trị, trước tiên cần lưu thông khí huyết, loại bỏ các yếu tố gây hại (phong, hàn, thấp).
Ngoài ra, Đông y cũng quan niệm rằng "can chủ cân, thận chủ cốt". Nghĩa là gan (can) chịu trách nhiệm nuôi dưỡng các dây chằng quanh khớp, điều khiển hoạt động của gân cơ. Còn thận sẽ giúp nuôi dưỡng xương cốt chắc khỏe.
Nếu xương khớp yếu mỏi, vận động khó thì có nghĩa là can thận cũng đã suy yếu. Vì vậy mà cần bồi bổ can thận, nâng cao chính khí, cân bằng âm dương để hạn chế tái phát và đề phòng những biến chứng về sau.
Bệnh lý cơ - xương - khớp
Quan niệm bệnh sinh
trong y học cổ truyền việt nam